CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 6,7,9 NĂM HỌC 2019-2020

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 6,7,9  NĂM HỌC 2019-2020

Tài liệu đính kèm: Tải về
Danh sách file:

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 9  NĂM HỌC 2019-2020

PHẦN 1: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Chương I Các thí nghiệm của Menđen

Vận dụng giải được bài tập lai. ( Sử dụng bài tập ôn tập kiểm tra 1 tiết )

Bài 1. Mang lai cà chua quả đỏ với quả vàng. F1 thu được toàn cà chua quả đỏ.

a.Biện luận và viết sơ đồ từ P đến F1.

b.Nếu đem cà chua quả đỏ ờ F1 cho thụ phấn với nhau thì F2 sẽ như thế nào?

c.Để xác định cà chua quả đỏ có thuần chủng không, người ta phải làm gì? Viết sơ đồ minh họa.

Bài 2. Ở lúa hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục là trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt trong. Trong một phép lai giữa hai cây, người ta thu được  F1 có kết quả như sau: 120 cây thân- cao hạt gạo đục; 119 cây thân cao- hạt gạo trong; 103 cây thân thấp-hạt gạo đục và 101 cây thân thấp- hạt gạo trong. Biện luận và cho biết kiểu gen của P. Viết sơ đồ lai.

Chương II: Nhiễm Sắc Thể

 Câu 1. Biết được tính chất đặc trưng cơ bản, cấu trúc và chức năng của NST

Câu 2.  Khái niệm và vai trò của di truyền liên kết.

Câu 3.  Biết được khái niệm nguyên phân và giảm phân

Câu 4.  Phân biệt được nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 5. Giải thích vì sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc

Câu 6. Hiểu được cơ chế xác định giới tính ở người và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

Chương III: AND và Gen

Câu7.  Biết được cấu trúc không gian và chức năng của ADN.

Câu 8. Vận dụng giải được bài tập : Tính số nu, chiều dài, khối lượng, chu kỳ xoắn, số liên kết hyđrô và tỷ lệ % nu từng loại của phân tử ADN

Bài 1. Một đoạn ADN có A = 480 chiếm 20% tổng số N của ADN

  1. Tính tổng số nu của đoạn ADN.
  2. Tính chiều dài của đoạn ADN.
  3. Đoạn ADN trên có khối lượng phân tử là bao nhiêu?
  4. Tính số liên kết hyđrô của ADN.
  5. Tính chu kỳ xoắn của ADN.

Bài 2. Một gen có chiều dài bằng 3400nu. Số nu loại A bằng 2 lần nu khác loại.

  1. Tính số nu từng loại của gen.
  2. Tính % các loại nu.
  3. Nếu gen tự nhân đôi sẽ lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nu tự do.

Câu 9. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào?

Câu 10. Cho 1 mạch của đoạn ADN sau:  -A-T-A-X-G-X-A-T-G-

a. Hãy cho biết cấu trúc của ADN.

b. Cho biết cấu trúc của ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi của ADN.

Chương IV: Biến dị

Câu 11.  Khái niệm về đột biến đột biến gen,  NST( thể đa bội, dị bội).

Câu 12.  Phân biệt được đột biến và thường biến. Cho VD

Câu 13.  Vận dụng được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình vào sản xuất.

Chương V: Di truyền học người

Câu 14. Biết được khó khăn khi nghiên cứu di truyền ở người.

Câu 15. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 16.  Phân biệt được trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.

Câu 17.  Nhận dạng được đặc điểm về các bệnh tật di truyền ở người.

Câu 18. Nêu được nguyên nhân và biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền.

Câu 19. Nêu biểu hiện của hiện tượng thoái hoa do tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ở động vật?

Câu 20. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ minh họa.

Câu 21. Trong chọn giống, người ta vẫn dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Câu 22. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

Câu 23. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

Câu 24. Trình bày các thao tác tập dượt giao phấn ở lúa? Có thể tiến hành thí nghiệm đối với các đối tượng nào khác?

PHẦN 2: SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG

Câu 25.  Môi trường sống của sinh vt?

Câu 26.  Nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái?

Câu 27. Chuột sống trong rừng có thể chiệu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Lượng mưa, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, ánh sang, cây cỏ, gỗ mục, mèo rừng, thảm lá khô, kiến, độ tơi xốp của đất. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Câu 28. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

  • Loài cá chép nước ngọt có giới hạn nhiệt độ từ +100C đến +450C, trong đó điểm cực thuận là 330C.
  • Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến +560C, trong đó điểm cực thuận là +320C.

Câu 29. Ánh sang có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật?

Lượt xem: 410
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 9
Hôm qua : 17
Tháng 04 : 180
Năm 2024 : 3.040